Sản phẩm bột màu
Sản phẩm bột màu
Sản phẩm bột màu
Sản phẩm bột màu
Sản phẩm bột màu
Sản phẩm bột màu
Sản phẩm bột màu
Sản phẩm bột màu

Một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý tại thị trường Cam-pu-chia

Theo dự báo của Chính phủ Cam-pu-chia cũng như các tổ chức tài chính quốc tế, năm 2013 kinh tế Cam-pu-chia có thể đạt mức tăng trưởng 7%. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm và tiếp tục đầu tư lâu dài tại Cam-pu-chia, cải thiện vị trí của các nhà đầu tư Việt Nam tại một thị trường láng giềng quan trọng.








Từ nhiều năm nay, Cam-pu-chia và Việt Nam đã có mối quan hệ hữu nghị, thương mại lâu bền và phát triển mạnh mẽ. Triển vọng hợp tác thương mại song phương giữa hai nước được chính phủ hai bên quan tâm và đánh giá cao. Đặc biệt, hệ thống giao thông thuận lợi giúp cho việc lưu thông hàng hóa giữa hai nước dễ dàng; nhờ đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước luôn tăng trưởng cao. Trong năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Cam-pu-chia tăng 17%, đạt mức 3,3 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Cam-pu-chia.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động giao thương với Cam-pu-chia như là: lợi thế đường biên giới chung đi qua 10 tỉnh biên giới Việt Nam và 9 tỉnh biên giới Cam-pu-chia, 10 cửa khẩu quốc tế, nhiều cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ, khoảng cách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh chỉ có 230 km, thị hiếu người tiêu dùng Cam-pu-chia khá tương đồng với người Việt Nam.v.v. Đây là những điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường Cam-pu-chia.

1. Hàng Việt Nam trực tiếp cạnh tranh với hàng Trung Quốc và Thái Lan

Người tiêu dùng Cam-pu-chia đang chuyển hướng sang dùng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam thay hàng Thái Lan do chất lượng hàng Việt Nam đã tương đương với hàng Thái Lan, ổn định hơn hàng Trung Quốc, đồng thời hàng Việt Nam có giá tương đối rẻ. So sánh với các sản phẩm cùng chủng loại cạnh tranh tại thị trường Cam-pu-chia, hàng Thái Lan có chất lượng tốt nhưng giá cao, trong khi hàng Trung Quốc có bao bì đẹp, giá rẻ nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, theo một số nhận định, hàng Việt Nam cung cấp linh hoạt, giá rẻ nhưng chất lượng thì vẫn chưa thật sự ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hàng Việt Nam chưa có uy tín cao trên thị trường nước bạn. Hơn nữa, độ phủ của hàng Việt so với hàng Thái vẫn còn khoảng cách do chủng hàng còn ít. Hàng Việt phần lớn có nhiều ở chợ, còn tại các siêu thị, hàng Thái Lan có phần áp đảo hơn. Một điểm cần lưu ý là số lượng hàng Việt Nam tiêu thụ đa dạng nhưng mức tiêu thụ cho từng sản phẩm còn tương đối nhỏ, kênh phân phối hàng hóa vào Cam-pu-chia phức tạp, chợ truyền thống vẫn đóng vai trò chủ đạo trong kênh phân phối bán lẻ và bán buôn ở đây. Đa số các công ty lớn của Việt Nam đang kinh doanh ở Cam-pu-chia đều thông qua một nhà phân phối độc quyền để đưa hàng vào các chợ, trung tâm thương mại và phân phối đi các tỉnh. Bên cạnh đó, việc quảng bá hình ảnh và đẩy mạnh hiện diện thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa được quan tâm nhiều tại thị trường Cam-pu-chia.

2. Xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam từ đầu

Hiện nay, tại Cam-pu-chia có nhiều doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Thái Lan về chất lượng lẫn mẫu mã, giá cả hàng hóa nhờ vào phương thức kinh doanh bài bản như mở văn phòng đại diện, đầu tư hệ thống phân phối, làm bao bì riêng. Cách làm này tuy chi phí cao nhưng tạo dựng được hình ảnh và giúp hàng hóa tiêu thụ tốt. Hơn nữa, việc xây dựng thương hiệu Việt Nam tại Cam-pu-chia cần phải đi theo mục tiêu chung là xây dựng thương hiệu quốc gia. Đa phần người tiêu dùng chỉ biết là hàng Việt Nam chung chung chứ không phân biệt sản phẩm của từng doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần định hướng về chất lượng và tạo hình ảnh ấn tượng. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam ở Cam-pu-chia cũng cần lưu ý người Cam-pu-chia gốc Hoa thường kinh doanh rất bài bản, uy tín, nên dễ xúc tiến việc kinh doanh ngay trong lần giao dịch đầu tiên trong khi đó người Cam-pu-chia gốc cũng coi trọng chữ tín nhưng cách làm còn dè dặt vì chưa tin tưởng đối tác ngay lần đầu nên sẽ thận trọng hơn.

3. Phát triển kênh phân phối

Theo các chuyên gia thương mại, để thâm nhập sâu vào thị trường Cam-pu-chia, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập mạng lưới phân phối không chỉ hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn hàng của các nước khác. Hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn mở cửa hàng tại Cam-pu-chia để trực tiếp phân phối hàng đến tận tay người tiêu dùng Cam-pu-chia, tuy nhiên con số này còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, các tiểu thương, nhà bán lẻ Cam-pu-chia chủ động tìm hiểu và tìm kiếm đối tác để được phân phối hàng Việt Nam.

Tuy nhiên đặc điểm của nhà phân phối Cam-pu-chia là không muốn đầu tư dài hạn mà chỉ muốn thu lợi nhuận nhanh nên chi phí cho lưu chuyển hàng hóa luôn luôn cao, thiếu ổn định. Vì vậy, việc tập trung phát triển mạng lưới phân phối cũng như chuyển giao phương thức cho các nhà phân phối Cam-pu-chia là rất cần thiết. Phát triển hệ thống nên theo hướng phát triển phân phối ở chợ rồi mới đến siêu thị bởi chợ ở Cam-pu-chia vẫn là kênh mua sắm truyền thống được nhiều người sử dụng. Ngoài ra đối với thị trường Cam-pu-chia, doanh nghiệp cũng cần lưu ý nâng cao chất lượng sản phẩm, gây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng cáo và cải tiến bao bì, mẫu mã, v.v… Nếu thực hiện tốt việc xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối, cải thiện chất lượng, mẫu mã, hàng Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với sản phẩm các nước khác và giành vị thế dẫn đầu tại thị trường đầy tiềm năng này.

Nguồn: \Bộ Công Thương

Ý kiến khách hàng

Hợp tác với công ty Minh Hùng mang lại hiệu quả rất lớn.